Nghiệm thu dự án: Hoàn thiện công nghệ tái chế phế thải phá dỡ công trình làm cốt liệu cho xây dựng

Ngày 06/09/2012 09:40
Ngày 24/8/2012, tại Bộ Xây dựng, Hội đồng KHKT chuyên ngành Bộ Xây dựng đã họp nghiệm thu dự án “Hoàn thiện công nghệ tái chế phế thải phá dỡ công trình làm cốt liệu cho xây dựng” mã số MT 09 - 09 do Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng thực hiện. ThS. Trần Đình Thái – Phó Vụ trưởng Vụ KHCN & Môi trường, Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng.

Chưa có ảnh

Tại buổi họp nghiệm thu, Chủ nhiệm dự án - ThS. Lê Việt Hùng đã báo cáo kết quả thực hiện của Dự án sau 3 năm thực hiện (từ 2009 đến 2011). Theo báo cáo này, cùng với sự phát triển của các đô thị thì lượng phế thải xây dựng (PTXD) tại các đô thị cũng gia tăng, đặt ra bài toán khó về chi phí vận chuyển và diện tích đất để chôn lấp PTXD. Hiện nay, PTXD tại các đô thị chủ yếu đem chôn lấp, một phần nhỏ sử dụng để san lấp mặt bằng. Ngoài ra, vấn nạn đổ trộm PTXD đang trở thành một nỗi bức xúc của nhiều thành phố trong cả nước. Vấn đề tái chế và tái sử dụng PTXD từ lâu đã khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt tại những nước phát triển. Tận dụng nguồn PTXD để tái chế thành các loại cốt liệu sử dụng cho xây dựng sẽ mang lại hiệu quả không chỉ về mặt bảo vệ môi trường mà còn về các mặt kinh tế - xã hội, do tận dụng được nguồn nguyên liệu thay thế một phần đá xây dựng, và giảm được cự ly vận chuyển. Để triển khai tái chế PTXD trên quy mô công nghiệp tại Việt Nam, sau khi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu sử dụng phế thải phá dỡ công trình làm bê tông và vữa xây dựng mã số MT 27- 07 năm 2007-2008, Viện VLXD được Bộ Xây dựng giao chủ trì tiếp dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ tái chế phế thải phá dỡ công trình làm cốt liệu cho xây dựng”. Mục tiêu chính của Dự án là hỗ trợ một dự án đầu tư cơ sở sản xuất tái chế PTXD trên cơ sở chuyển giao công nghệ sản xuất, để từ đó tiến hành sản xuất thử nghiệm, xây dựng quy trình công nghệ sản xuất tái chế, quy trình sử dụng cốt liệu tái chế sản xuất VLXD phổ biến rộng rãi trong cả nước.

Trong quá trình thực hiện Dự án, nhóm tác giả đã phối hợp cùng Công ty TNHH một thành viên Cơ điện công trình thuộc UBND thành phố Hà Nội lắp đặt và sản xuất thử nghiệm dây chuyền sản xuất tái chế PTXD công suất 40m3/h, tạo ra sản phẩm cốt liệu tái chế cho sản xuất bê tông, gạch không nung và vật liệu cho xây dựng đường giao thông, bước đầu đáp ứng cho sản xuất các sản phẩm gạch blốc bê tông, gạch lát nền, cấu kiện bê tông đúc sẵn. Các sản phẩm thử nghiệm đều đạt yêu cầu về tính chất cơ lý, đáp ứng các thông số kỹ thuật theo các tiêu chuẩn cốt liệu hiện hành của Việt
và tiêu chuẩn cốt liệu tái chế của Châu Âu. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của Dự án, nhóm tác giả đã xây dựng Hướng dẫn công nghệ sản xuất tái chế PTXD và sử dụng sản phẩm cốt liệu tái chế.

Các báo cáo phản biện và thành viên Hội đồng đều nhất trí đánh giá cao các kết quả thực hiện của Dự án: các kết quả đưa ra có tính khả thi thực hiện, đem lại lợi ích trong vấn đề bảo vệ môi trường-xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế-kỹ thuật. Điều này thể hiện sự nghiêm túc và khoa học của nhóm tác giả khi thực hiện dự án này. 

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu – ThS. Trần Đình Thái đã bày tỏ sự nhất trí cao với các ý kiến phản biện cũng như ý kiến của các thành viên Hội đồng. Theo ThS. Trần Đình Thái, mục tiêu dự án đã đạt được, công nghệ này cần sớm được chuyển giao để triển khai thực hiện rộng rãi, góp phần giải quyết bài toán rác thải XD phức tạp hiện nay. Vấn đề là để dự án được nhanh chóng ứng dụng vào thực tế - ThS. Trần Đình Thái nhấn mạnh - rất cần có sự hỗ trợ từ các Bộ Ngành TW, chính quyền địa phương, đặc biệt về cơ chế chính sách và trong việc cấp mặt bằng chính thức để cở sở sản xuất tái chế đi vào hoạt động lâu dài, ổn định.

Hội đồng nhất trí nghiệm thu đề tài với kết quả xếp loại Khá.

tịch Hội đồng nghiệm thu – ThS. Trần Đình Thái chủ trì cuộc họp

Việt Hùng

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?
OK  Kết quả