Hội nghị chuyên đề thảo luận về báo cáo Luận văn cao học và kết quả tập huấn năm 2011

Ngày 21/09/2011 12:00
Ngày 14/9/2011, Đoàn Thanh niên Viện Vật liệu xây dựng (VLXD) đã tổ chức Hội nghị chuyên đề thảo luận về báo cáo Luận văn cao học và kết quả tập huấn năm 2011 do các cán bộ khoa học Viện VLXD trình bày. Tham dự Hội nghị có ThS. Vương Ly Lan - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, ThS. Lưu Thị Hồng - Phó GĐ Trung tâm XM&BT, TS. Vũ Văn Dũng - Giám đốc Trung tâm Vật liệu chịu lửa và chống cháy cùng toàn thể Đoàn Thanh niên và những người quan tâm.

Chưa có ảnh

Luận văn cao học và kết quả tập huấn được trình bày trong Hội nghị:

Ảnh hưởng của Sơn và Vữa trát đến mức độ ăn mòn các bô nát hóa của bê tông cốt thép
– ThS. Dương Văn Bình - Trung tâm Xi măng và Bê tông: 

Chiều sâu ăn mòn cacbonat của bê tông cốt thép được đưa ra có quan hệ với căn bậc 2 của thời gian sử dụng. Công thức này được chấp nhận rộng rãi cho bê tông không sử dụng Sơn và Vữa trát. Tuy nhiên, trên thực tế với lý do thẩm mỹ, Sơn và vữa trát đều được sử dụng vào hầu hết các công trình nhà ở và nhà công cộng. Như vậy, tính chính xác của việc áp dụng công thức cơ bản trên để tính toán mức độ phá hủy cacbonat của cấu kiện bê tông cốt thép trở thành một dấu hỏi lớn cần được giải đáp. Vì vậy, đề tài tiến hành nghiên cứu mức độ ăn mòn cacbonat của bê tông không và có sử dụng Sơn và Vữa trát để đưa ra đánh giá mức độ ảnh hưởng của hai yếu tố này đến quá trình ăn mòn cacbonat hóa. Từ kết quả thực nghiệm thu được, đề tài thiết lập mô hình dự đoán mức độ ăn mòn cacbonat hóa của công trình không và có sử dụng lớp bảo vệ (sơn và vữa trát).   

Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng Sơn và Vữa trát cải thiện đáng kể mức độ ăn mòn cacbonat của bê tông. Mức độ cải thiện ăn mòn cacbonat của Sơn khá cao hơn so với Vữa trát. Mức độ phá hủy cacbonat ít phụ thuộc và chiều dày của lớp vữa trát. Các loại sơn khác nhau cung cấp các mức độ chống ăn mòn cacbonat khác nhau tùy thuộc vào chất lượng của từng loại sơn. Đề tài bước đầu đề xuất các công thức thực nghiệm để tính toán mức độ ăn mòn cacbonat có tính đến ảnh hưởng các yếu tố sơn, vữa trát và cho kết quả đáng tin cậy và hữu ích cho thiết kế công trình để đạt được độ bền lâu. Tuy nhiên do số lượng thí nghiệm có hạn nên cần phải có những nghiên cứu thêm để có được công thức thực nghiệm hoàn chỉnh.

Mô hình dự đoán độ sâu ăn mòn cacbonat của bê tông được xây dựng dựa trên tất cả yếu tố quan trọng liên quan đến quá trình cacbonat bao gồm phản ứng thủy hóa của xi măng, phản ứng pozzolanic, mức độ giảm kiềm và quá trình khuyếch tán của hơi nước và khí CO2 cũng như ảnh hưởng của lớp sơn phủ. Mô hình cho kết quả khả quan về dự đoán chiều sâu ăn mòn cacbonat của bê tông có và không sử dụng sơn và có thể áp dụng để tính toán mức độ ăn mòn cacbonat hóa của các công trình bê tông cốt thép. 

Sản xuất sạch hơn
– KS. Phạm Bằng Hải - Trung tâm Thiết bị môi trường và An toàn lao động.

Báo cáo thu hoạch chương trình đào tạo “Kỹ năng tư vấn Sản xuất sạch hơn”:

- Nắm vững phương pháp luận thực hiện sản xuất sạch hơn (SXSH).
- Hiểu mối liên hệ giữa sản xuất sạch và các công cụ quản lý phổ biến được áp dụng trong công nghiệp như quản lý nội vi, quản lý môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả, quản lý chất lượng, quản lý năng xuất, an toàn sức khoẻ nghề nghiệp…
- Có khả năng để phối hợp tư vấn thực hiện SXSH cho các doanh nghiệp.

Kết quả đạt được:
Đánh giá SXSH cho Công ty TNHH sản xuất chè xuất khẩu Đại Đồng – Phú Thọ, đề ra 26 giải pháp, trong đó tính toán nghiên cứu khả thi 3 giải pháp:

- Giải pháp thu hồi nhiệt
- Giải pháp lắp đạt quả cầu thông gió
- Giải pháp lắp đạt nhiệt kế và ẩm kế trong các phân xưởng: đầu tư nhỏ, giúp kiểm soát quá trình sản xuất tốt hơn, đảm bảo chất lượng.

Khả năng ứng dụng: 

Tình hình thực hiện SXSH tại Việt Nam


- Số lượng doanh nghiệp: > 300.000
- Số doanh nghiệp đã thực hiện SXSH: < 400

Tiềm năng thực hiện đánh giá SKSH là rất lớn.

Giới thiệu về SXSH:

SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu xuất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
- Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
- Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
- Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

Sau khi nghe các cán bộ báo cáo luận văn cao học và kết quả tập huấn nêu trên trình bày, toàn thể các cán bộ tham dự Hội nghị đã nhiệt tình trao đổi, chất vấn và được các cán bộ thuyết trình trả lời đầy đủ, lí thú. 

Các kết quả này sẽ là tiền đề để phát triển thành các đề tài nghiên cứu tiếp theo phù hợp với định hướng nghiên cứu phát triển của Viện. Kết quả Hội nghị cho thấy diễn giả và cử tọa đều thể hiện sự quan tâm tới ngành vật liệu xây dựng trong và ngoài nước trong quá trình phát triển
.

Một số hình ảnh tại hội nghị:




Thu Hằng

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?
OK  Kết quả