VIBM: Họp nghiệm thu đề tài RD Nghiên cứu công nghệ chế tạo Xi măng siêu ít clanhke

Ngày 17/08/2022 03:22
Ngày 16/8/2022, Hội đồng Tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ của Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) đã họp đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu công nghệ chế tạo Xi măng siêu ít clanhke" mã số RD 93-20 do ThS. Trịnh Thị Châm – Trung tâm Xi măng & Bê tông (VIBM) chủ trì thực hiện. PGS.TS. Lê Trung Thành – Viện trưởng VIBM chủ trì cuộc họp.

Chưa có ảnh

Thành phần tham dự gồm có: TS. Lưu Thị Hồng - Phó Viện trưởng VIBM; TS. Phùng Mai Phương - Thư ký khoa học; TS. Thái Duy Sâm - Phó chủ tịch Hội VLXD Việt Nam; PGS.TS. Lương Đức Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam; ThS. Phạm Thanh Mai - Khoa Xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; TS. Trần Bá Việt - Phó Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam; Ông Phan Kim Ngọc - Phòng Kỹ thuật - Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM); TS. Lê Đức Huy - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xi măng Hoàng Long và các thành viên liên quan.

Thuyết trình tại buổi nghiệm thu, ThS. Trịnh Thị Châm – Chủ nhiệm đề tài cho biết: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là Chế tạo được xi măng siêu ít clanhke trên cơ sở xi măng xỉ, xi măng đa cấu tử với hàm lượng clanhke trong xi măng dưới 30%; Chế tạo được xi măng siêu ít clanhke trên cơ sở xi măng siêu sun phát, với hàm lượng clanhke trong xi măng dưới 10%; Đánh giá khả năng sử dụng xi măng siêu ít clanhke trong bê tông và bê tông cốt thép; Xây dựng quy trình công nghệ chế tạo xi măng siêu ít clanhke; Sản xuất thử nghiệm 10 tấn xi măng siêu ít clanhke; Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn và thuyết minh tiêu chuẩn: xi măng siêu sun phát: Thành phần, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.


Sơ đồ nghiên cứu chế tạo xi măng siêu ít clanhke

Quy trình sản xuất thử nghiệm được thực hiện tại trạm nghiền Việt Trung - Công ty CP Xi măng Hoàng Long cho thấy:


Hiệu quả kinh tế: Xi măng siêu ít clanhke được đánh giá là có giá thành thấp hơn so với xi măng OPC khoảng 33-36%.

Nhóm đề tài kiến nghị: cần đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ các loại xi măng nói trên bởi kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất các loại xi măng có hàm lượng clanhke dưới 30% hoàn toàn khả khi, xi măng có chất lượng đáp ứng các yêu cầu cho các công trình xây dựng ven biển, hải đảo, bê tông khối lớn; Nhà nước cần có thêm cơ chế để khuyến khích sản xuất các chủng loại xi măng phát thải hàm lượng CO2 thấp để tăng giá trị của chủng loại xi măng này; Cần tiếp tục có thêm các nghiên cứu mở rộng của các loại xi măng siêu sulfat sử dụng các nguồn phế thải khác ở Việt Nam như sử dụng thạch cao phospho.

Nhận xét về đề tài, các ủy viên phản biện và thành viên Hội đồng đánh giá cao kết quả cũng như sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu. Đề tài đã thực hiện với khối lượng công việc lớn, các kết quả công phu, đáng tin cậy. Tuy nhiên, nhóm đề tài cần chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung theo góp ý của các phản biện và thành viên trong Hội đồng và hoàn thiện để trình Bộ Xây dựng nghiệm thu theo quy định. 

Một số hình ảnh khác tại buổi họp nghiệm thu:



Tin/Ảnh: Thu Hằng

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?
OK  Kết quả