Nghiên cứu sử dụng phế thải phá dỡ công trình làm bê tông và vữa xây dựng.

Ngày 08/12/2008 10:35
Cùng với sự phát triển mạnh của kinh tế nước ta trong những năm gần đây, rất nhiều các công trình xây dựng được phá dỡ để cải tạo, mở rộng, xây mới ... đã tạo ra một lượng lớn phế thải xây dựng (PTXD). Ngoài ra, các đô thị lớn ở Việt Nam có rất nhiều các khu chung cư được xây dựng cách đây vài thập kỷ do vậy đã cũ nát, xuống cấp cần phải phá dỡ hoặc nâng cấp cải tạo.

Theo nghị quyết của Chính Phủ Việt thì đến năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành việc phá dỡ để nâng cấp xây mới các khu chung cư cũ nát tại các đô thị trên cả nước. Chỉ tính riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đã có khoảng 23 khu chung 4-5 tầng với khoảng gần 1 triệu mét vuông sàn thuộc diện cần cải tạo tại Hà Nội, còn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 155 khu chung cư đã xuống cấp cần cải tạo, trong đó có khoảng 70 khu chung cư cũ đã xuống cấp nghiêm trọng cần phá dỡ xây mới. Đó là những lý do chính đã, đang và sẽ tạo ra lượng lớn phế thải phá dỡ công trình xây dựng tại các đô thị trong cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hiện tại, PTXD chủ yếu được xử lý bằng cách chôn lấp tại các bãi chứa, theo thông kê của các công ty môi trường đô thị của Hà Nội, hàng này các công ty này tiếp nhận khoảng 1.000 tấn rác thải và phế thải xây dựng tương đương trên 300.000 tấn/năm còn thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận và xử lý khoảng 2000 tấn rác thải và phế thải /ngày. Tuy nhiên, một phần không nhỏ phế thải xây dựng bị đổ bừa bãi tại các khu vực công cộng của thành phố. Cho đến thời điểm này, tại hai thành phố lớn ở Việt là Hà Nội và Hồ Chí Minh chưa có trung tâm hay các cơ sở tái chế PTXD. 

Tái sử dụng và tái chế PTXD đã được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới từ vài thập kỷ qua, với các ứng dụng chủ yếu trong xây dựng đường giao thông và được đánh giá là đảm bảo về các yêu cầu kỹ thuật và đem lại lợi ích cả về kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy vậy, việc ứng dụng và nâng cao khả năng ứng dụng PTXD trong thực tế là vấn đề không dễ giải quyết vì PTXD rất đa dạng về chủng loại, chất lượng cũng rất khác nhau khi thu gom chúng từ các nguồn khác nhau do vậy đây vẫn là vấn đề thu hút được rất nhiều các nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. 

Xuất phát từ nhu cầu giảm sự quá tải cho các bãi chứa rác, quản lý việc xử lý PTXD cũng như những lợi ích kinh tế và môi trường của việc tái sử dungh PTXD mang lại, sử dụng và tái chế PTXD ở Việt Nam, đặc biệt ở các đô thị lớn là việc cần thiết. Năn 2007, Viện Vật liệu xây dựng đã thực hiện dự án nghiên cứu sử dụng phế thải phá dỡ công trình làm bê tông và vữa xây dựng. Loại PTXD được nghiên cứu trong dự án này có nguồn gốc từ kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và loại PTXD có nguồn gốc từ kết cấu xây, lát với mục đích làm cốt liệu cho bê tông và vữa xây dựng. 

Ngày
3/10/2008 vừa qua, Đề tài đã được Hội đồng khoa học chuyên ngành Bộ Xây dựng nghiệm thu, thông qua và đánh giá là hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Các kết quả của đề tài sẽ là cơ sở ban đầu để triển khai ứng dụng việc tái chế và sử dụng cốt liệu tái chế trong thực tế.

 

ThS. Lê Việt Hùng

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?
OK  Kết quả