Hình 1: Cơ chế phản xạ ánh sáng mặt trời
Về cơ bản, sơn phản xạ nhiệt mặt trời có thành phần tương tự như các sản phẩm sơn tường, sơn alkyd, sơn epoxy,… nhưng đã được cải thiện tính chất phản xạ bức xạ nhiệt bằng cách sử dụng các bột độn có khả năng phản xạ, tán xạ, khúc xạ ánh sáng hồng ngoại dẫn tới làm giảm lượng nhiệt do ánh sáng mặt trời gây ra.
Bột độn sử dụng trong sơn phản xạ nhiệt mặt trời thường có cấu trúc hình cầu rỗng có thể phản xạ ánh sáng mặt trời. Kích thước của các hạt càng nhỏ thì khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời càng tốt.
Người ta thường sử dụng các bột độn khác nhau (như TiO2, SiO2, ZnO,…) có cấu trúc dạng vi cầu rỗng, có chỉ số phản xạ và chiết suất khác nhau để tạo ra một hệ bột độn có chỉ số phản xạ ánh sáng mặt trời cao do quá trình tán xạ, khúc xạ giữa các hạt độn với nhau, làm giảm năng lượng ánh sáng truyền tới và phản xạ ngược lại vào môi trường bên ngoài. Khả năng phản xạ các tia cực tím (UV), hồng ngoại (IR) phụ thuộc vào kích thước, tỷ lệ của các bột độn. Các bề mặt tường và mái được phủ bằng các loại màng phủ này sẽ không bị ảnh hưởng bởi nhiệt của ánh sáng mặt trời, do đó sẽ tiết kiệm được năng lượng làm mát cho các công trình. Trên thị trường có nhiều sản phẩm sơn phản xạ nhiệt mặt trời được các hãng sơn trong và ngoài nước sản xuất như: sản phẩm COOL-L của công ty SELERA, sơn Nippon Hitex (Nippon) chống nóng ngoài trời có thể làm giảm nhiệt bên trong so với bên ngoài lên đến khoảng 5 0C; hãng sơn Dulux có sơn Dulux weathershield có khả năng giảm 5 0C đến 7 0C so với các loại sơn thông thường,…
Để đánh giá chất lượng của các sản phẩm sơn phản xạ nhiệt mặt trời, theo hệ thống tiêu chuẩn Nhật có tiêu chuẩn JIS K 5675:2011 đưa ra mức yêu cầu kỹ thuật đối với các sản phẩm sơn phản xạ nhiệt mặt trời cho mái các công trình như trong Bảng 1. Trong các tiêu chuẩn này, độ chịu thời tiết của sơn bóng được phân cấp theo tính năng chịu thời tiết của sơn, Cấp 1 có tính năng chịu tốt nhất, sau đó đến Cấp 2 và Cấp 3. Sơn không bóng (có độ bóng nhỏ hơn 70) không được phân cấp, gọi chung là Cấp LG (độ bóng thấp). Để đánh giá hiệu quả phản xạ nhiệt của sơn thì chỉ tiêu độ phản xạ ánh sáng vùng hồng ngoại gần là thông số quan trọng nhất, giá trị này càng cao thì hiệu quả phản xạ nhiệt của sơn càng tốt. Độ phản xạ ánh sáng vùng hồng ngoại được xác định theo công thức sau:
Bảng 1. Yêu cầu kỹ thuật của sơn phản xạ nhiệt mặt trời cho mái công trình theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS K 5675:2011
Tiêu chuẩn Mỹ ASTM C1483/C1483M đưa ra các mức yêu cầu kỹ thuật đối với các màng phủ phản xạ nhiệt mặt trời cho các công trình như trong Bảng 2. Trong các chỉ tiêu này, chỉ tiêu hệ số phản xạ bức xạ mặt trời và hệ số phát xạ hồng ngoại là hai chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả phản xạ nhiệt của màng sơn. Hệ số phản xạ bước xạ mặt trời được tính theo công thức trên nhưng được tính trong dải bước sóng 300 nm – 2500 nm. Đối với hệ số phát xạ hồng ngoại được xác định theo ASTM C1371.
Bảng 2: Yêu cầu kỹ thuật đối với màng phủ phản xạ nhiệt mặt trời theo tiêu chuẩn ASTM C1483 / C1483M
Ngoài các chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật như trong Bảng 2, màng phủ phản xạ nhiệt mặt trời phù hợp theo tiêu chuẩn ASTM C1483/C1483M cần phải thử nghiệm và công bố các kết quả thử nghiệm của các chỉ tiêu: cường độ bám dính bóc, độ hấp thụ nước, chiều dày màng phủ và độ bền thời tiết tự nhiên.
Dự thảo TCVN về “sản phẩm sơn phản xạ ánh sáng mặt trời cho mái nhà” đã được Viện Vật liệu xây dựng soạn thảo trên cơ sở tiêu chuẩn JIS K 5675:2011, tiêu chuẩn này sẽ được ban hành trong thời gian tới.
Trung tâm Vật liệu hữu cơ và hóa phẩm xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) là một trong những đơn vị nghiên cứu, thí nghiệm và kiểm định hàng đầu về các sản phẩm sơn, bột bả tường, các sản phẩm vật liệu compozit, cao su, chất dẻo,… tại Việt Nam. Hiện nay Trung tâm đang thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm sơn phản xạ nhiệt phù hợp theo các tiêu chuẩn JIS K 5675, ASTM C1483 / C1483M và TCVN.
Chi tiết liên hệ:
Trung tâm Vật liệu hữu cơ và Hóa phẩm xây dựng - VIBM
Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 024 3.858.2912; 0912.280.980; 0983.373.827
Email: trungtam.vlhc@gmail.com; vatlieuhuuco@vibm.vn
Website: http://vibm.vn
Trung tâm Vật liệu hữu cơ và Hóa phẩm xây dựng