Phương pháp xác định Độ bền mưa nắng cho tấm xi măng sợi và các loại tấm lợp sử dụng ngoài nhà

Ngày 10/03/2021 09:36
Mưa và nắng là hai hiện tượng tự nhiên rất thường gặp ở mọi nơi trên trái đất. Nếu mưa và nắng diễn ra liên tục và với cường độ cao sẽ tạo ra một kiểu thời tiết cực kỳ khắc nghiệt đối với các sự vật mà chúng tác động vào.

Chưa có ảnh

Hầu hết các vật liệu khi sử dụng ngoài nhà (ngoài trời) sẽ phải chịu tác động thường xuyên của kiểu thời tiết “mưa” và “nắng” trong suốt thời gian tồn tại. Trong công trình xây dựng, những vật liệu thường xuyên chịu tác động của thời tiết đó là mái nhà và tường ngoài. Tấm xi măng sợi là sản phẩm trong những năm gần đây được sử dụng khá phổ biến trong nhiều kết cấu của công trình (trước đây chỉ thường sử dụng làm mái nhà) do có ưu điểm là nhẹ, bền thời tiết, thi công nhanh, có thể sử dụng được ở cả điều kiện trong nhà và ngoài trời.

“Độ bền mưa nắng” (heat-rain resistance) là một trong các chỉ tiêu rất quan trọng của tấm xi măng sợi sử dụng ngoài nhà. Chỉ tiêu này được thực hiện theo chu kỳ “mưa nắng” diễn ra liên tiếp nhau dưới tác động của nước phun và bức xạ ở nhiệt độ cao trong nhiều giờ góp phần đánh giá độ bền thời tiết của tấm xi măng sợi. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá trên lý thuyết tuổi thọ của tấm xi măng sợi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các tấm có khả năng chịu được từ 25÷50 chu kỳ sẽ có tuổi thọ sử dụng từ 10÷15 năm và độ bền của tấm có thể lên tới 50 năm nếu có thể chịu đến 500 chu kỳ. Các bước thử nghiệm của chỉ tiêu này được mô tả chi tiết trong tiêu chuẩn TCVN 8259-9:2009 và một số tài liệu tiêu chuẩn nước ngoài khác như C1186, ISO 8336, EN 494 và AS/NZS 2908.

Nguyên tắc thử nghiệm của phương pháp được tóm tắt như sau: Tấm xi măng sợi được lắp đặt có diện tích bề mặt nhỏ nhất là 3,5 m2. Với mục đích làm tường ngoài, tấm được lắp đặt với độ dốc 90o. Với các ứng dụng khác, tấm được lắp đặt với độ dốc có thể thay đổi sao cho phù hợp. Tiến hành thử nghiệm các tấm xi măng sợi đã lắp đặt sau 25 chu kỳ làm ướt và gia nhiệt bằng bức xạ nhiệt. Mỗi chu kỳ bao gồm các bước sau:

- Phun nước 2 giờ 50 phút, sau đó dừng phun nước và để lưu 10 phút.

- Gia nhiệt bằng bức xạ nhiệt 2 giờ 50 phút tính từ khi mẫu đạt nhiệt độ thí nghiệm, sau đó dừng gia nhiệt và để lưu 10 phút.

Kết thúc 25 chu kỳ làm ướt và gia nhiệt bằng bức xạ nhiệt, kiểm tra các tấm bằng cách quan sát trạng thái bề mặt có sự hư hại hay thay đổi nào không.


Hình 3: Tấm xi măng sợi trước khi thử nghiệm


Hình 4: Lắp đặt tấm vào máy thử nghiệm; Hình 5: Phòng thử nghiệm độ bền mưa nắng

Từ khóa: Độ bền mưa nắng, tấm xi măng sợi, TCVN 8259-9:2009, ISO 8336: ASTM C1186, EN 494.

Trung tâm Vật liệu hữu cơ và Hóa phẩm xây dựng - Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) là đơn vị nghiên cứu, thí nghiệm hàng đầu về các sản phẩm tấm xi măng sợi, tấm thạch cao, sơn, vật liệu chống chấm, các sản phẩm vật liệu compozit, nhựa, cao su,… tại Việt Nam. Hiện nay, Trung tâm đang thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm tấm xi măng sợi phù hợp theo các tiêu chuẩn như: TCVN 8258:2009, ASTM C1186, ISO 8336 và EN 494, AS/NZS 2908.


Chi tiết liên hệ:

Trung tâm Vật liệu hữu cơ và Hóa phẩm xây dựng - VIBM

Địa chỉ: Số 235 Nguyễn Trãi, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 0243.858.2912; 0912.280.980; 0972.214.472.
Email: trungtam.vlhc@gmail.com; vatlieuhuuco@vibm.vn 
Website: http://vibm.vn

Trung tâm Vật liệu hữu cơ và Hóa phẩm xây dựng

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?



OK  Kết quả