Viện Vật liệu xây dựng tham dự Hội nghị AFCM - Nâng cấp công nghệ hướng tới phát triển bền vững

Ngày 23/04/2015 04:31
Ngày 22/4/2015, Viện Vật liệu xây dựng đã tham dự Hội nghị Hiệp hội xi măng đông nam á (AFCM) – “Nâng cấp công nghệ hướng tới phát triển bền vững” tại Khách sạn JW Marriott – Hà Nội, với sự có mặt của TS. Lê Quang Hùng - Thứ trưởng Bộ Xây dựng và các Hiệp hội xi măng cùng một số doanh nghiệp sản xuất xi măng, cung cấp thiế bị - công nghệ đến từ các nước: Indonesia, Philippine, Singapore, Malaysia, TháiLan, Brunei, Việt Nam, Đan Mạch, Đức,...

Chưa có ảnh

Hội nghị diễn ra với 2 hoạt động chính: 

- Hội thảo gồm 5 phần: công nghệ mới, công nghệ xử lý chất thải, công nghệ sử dụng nguyên liệu thay thế, công nghệ bảo vệ môi trường và công nghệ sản xuất xử lý sự cố lò.

- Triển lãm: giới thiệu sản phẩm, thiết bị, công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất xi măng.

Tại Hội nghị Viện VLXD đã giới thiệu Tiềm năng một số loại nhiên liệu thay thế cho sản xuất xi măng ở Việt Nam bao gồm: rác sinh hoạt; phế liệu ngành da giày & dệt may; phế phẩm nông nghiệp; lốp xe phế liệu và dầu nhờn thải

+ Đối với rác thải sinh hoạt: Lượng phát sinh ước tính đạt khoảng 43.361 tấn/ngày, chiếm khoảng 71% lượng CTR nói chung phát sinh trên toàn quốc (61.000 tấn/ngày) và cho tiềm năng nhiệt lượng khoảng 164.772 GJ/ngày.

+  Đối với rác thải ngành da giày: Lượng phát sinh ước tính đạt khoảng 192,14 tấn/tháng và cho tiềm năng nhiệt lượng khoảng 5.572 GJ/tháng.

+ Đối với rác thải ngành dệt may: Lượng phát sinh ước tính đạt khoảng 1.210 tấn/tháng và cho tiềm năng nhiệt lượng khoảng 32.666 GJ/tháng.

+ Đối với phế phẩm nông nghiệp: Lượng phát sinh vỏ trấu ước tính tiềm năng đạt khoảng 8.732 nghìn tấn/năm và cho nhiệt lượng khoảng 130.985.400 GJ/năm. Lượng phát sinh rơm rạ cũng ước tính tiềm năng đạt khoảng 63.877 nghìn tấn/năm và cho nhiệt lượng khoảng 415.201.000 GJ/năm.

Lượng phát sinh vỏ hạt điều chủ yếu tập trung ở các nhà máy, cơ sở chế biến hạt điều, chủ yếu đóng trên địa bàn các tỉnh như TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đăk lắc, Long An, Bà rịa – Vũng Tàu, Phú yên,… với sản lượng lên tới 600.000 tấn vỏ điều/năm, cung ứng tiềm năng nhiệt lượng khoảng 12.000.000 GJ/năm.

+ Đối với cao su phế thải: Chủ yếu là lượng lốp xe phế liệu chiếm tới 68%. Hiện tại, phát sinh lốp xe phế liệu trên địa bàn cả nước ước tính đạt khoảng 216.176 tấn/năm và cho tiềm năng nhiệt lượng khoảng 6.485.278 GJ/năm.

+ Đối với dầu nhờn thải: Năm 2012, cả nước ước tính tiêu thụ hết 310.000 tấn dầu nhớt. Trong đó, dầu nhớt cho động cơ chiếm khoảng 70%, sau đó là nhóm dầu nhớt công nghiệp chiếm khoảng 20% và dầu nhớt cho ngành hàng hải chiếm khoảng 10%. Dầu nhờn thải lớn nhất hiện nay chủ yếu là từ các phương tiện giao thông cơ giới, bao gồm xe máy, ô tô các loại, các loại tàu sông và tàu đánh bắt xa bờ; có lượng dầu thải ước tính đạt khoảng 210.512 tấn/ năm và cho tiềm năng nhiệt lượng khoảng 7.157.408 GJ/năm. Ngoài ra, dầu thải của ngành hàng hải ước tính đạt khoảng 31.000 tấn/năm, sẽ cho tiềm năng nhiệt lượng khoảng 1.054.000 GJ/năm và ngành đường sắt ước tính đạt khoảng 755 tấn/năm, cũng sẽ cho tiềm năng nhiệt lượng khoảng 25.670 GJ/năm.

Sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế trong sản xuất xi măng từ các loại rác thải, phế thải sẽ là một trong xu thế tất yếu của thời đại, bởi nó đối phó được với sự ngày càng khan hiếm của các loại nhiên liệu hóa thạch; tận dụng được năng lượng tái tạo từ các loại rác thải, phế thải và góp phần giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Để thúc đẩy hơn nữa trong việc sử dụng nhiên liệu thay thế từ rác thải, phế thải rất cần sự hỗ trợ của nhà nước như: về hỗ trợ tín dụng đầu tư; có các chính sách ưu đãi về thuế; lựa chọn công nghệ, thiết bị  xử lý; cơ chế đầu thầu; áp dụng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ đầu tư như với các hoạt động tái chế, sử dụng chất thải; nâng phí xử lý chất thải,…

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Toàn cảnh Hội nghị




Các gian hàng tại triển lãm
Các gian hàng tại triển lãm

Trung tâm Thông tin

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?



OK  Kết quả