Tham gia Hội thảo có đại diện Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh; Văn phòng TBT Việt Nam có sự hiện diện của ông Cao Xuân Quân - Giám đốc Văn Phòng TBT Việt Nam; TS. Thái Duy Sâm - Phó Chủ tịch Hội VLXD Việt Nam, nguyên Viện trưởng VIBM; ông Phạm Văn Bắc – Phó chủ tịch Hội VLXD, nguyên Vụ trưởng Vụ VLXD, Bộ Xây dựng; PGS.TS. Lương Đức Long - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam, nguyên Viện trưởng VIBM và đại diện của các doanh nghiệp sản xuất VLXD.
Phó Viện trưởng VIBM Nguyễn Văn Huynh phát biểu khai mạc Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Viện trưởng Nguyễn Văn Huynh cho biết, trong thương mại quốc tế, hàng rào kỹ thuật trong thương mại hay còn gọi là các biện pháp kỹ thuật TBT là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu nhằm bảo vệ sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Trong lĩnh vực VLXD, Bộ xây dựng đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm hàng hóa VLXD mã số QCVN 16, qua thời gian áp dụng quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa VLXD và ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu chất lượng kém lưu thông trên thị trường Việt Nam; Đồng thời giúp cơ quan quản lý có chính sách kịp thời để bảo hộ hàng hóa trong nước và hướng tới sản xuất VLXD đảm bảo sức khỏe và môi trường.
Ông Cao Xuân Quân – Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Tại Hội thảo ông Cao Xuân Quân – Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam đã trình bày 03 nội dung chính về Hiệp định TBT/WTO; Tình hình thực thi hoạt động về TBT tại Việt Nam; Minh bạch hoá đối với Dự thảo QCVN 16:2022.
Nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong thương mại Quốc tế, Văn phòng TBT Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ, phối hợp các Điểm TBT Bộ ngành và địa phương, các Hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp: Cập nhật thông tin về TBT để có thể tiếp cận hiệu quả các thị trường xuất khẩu; Tăng cường đánh giá tác động của các biện pháp TBT tại các thị trường xuất khẩu có khả năng ảnh hưởng đến các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; Tăng cường hỗ trợ các Bộ ngành trong quá trình xây các biện pháp TBT (QCVN, TCVN,…) và thực thi nghĩa vụ minh bạch hóa; Xử lý các quan ngại thương mại đối với các biện pháp TBT của Việt Nam; Văn phòng TBT Việt Nam phối hợp điểm TBT Bộ Xây và các Bộ ngành khác nghiên cứu, soát xét và đề xuất sửa đổi Quyết định số 46/2017/QĐ-TTg, 16/2018/TT-BKHCN phù hợp tình thực tế hiện nay.
ThS. Nguyễn Minh Quỳnh - Giám đốc Trung tâm Kiểm định - VIBM phát biểu tại Hội thảo
Tại Hội thảo, ThS. Nguyễn Minh Quỳnh đã trình bày về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16:2023/BXD về sản phẩm hàng hoá VLXD với 4 nội dung chính: Tổng quan chung; Giới thiệu QCVN 16:2023/BXD; Thay đổi của QCVN 16:2023/BXD; Giới thiệu thông tư số 04/2023/TT-BXD.
ThS. Nguyễn Minh Quỳnh cho biết, các sản phẩm hàng hoá (SPHH) VLXD phải đảm bảo an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng phải kê khai đúng chủng loại SPHH theo quy định của quy chuẩn này. Khi lưu thông trên thị trường, SPHH VLXD sản xuất trong nước phải có giấy CNHQ và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy; Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy CNHQ.
Các SPHH VLXD áp dụng biện pháp quản lý của Tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định. Dấu hợp quy được sử dụng trực tiếp trên sản phẩm hoặc trên bao gói hoặc trên nhãn gắn trên sản phẩm hoặc trong chứng chỉ chất lượng, tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Huynh – Phó Viện trưởng VIBM cho rằng, xu thế phát triển các chủng loại VLXD thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường là các sản phẩm VLXD cần đáp ứng hai yêu cầu tiêu tốn ít năng lượng trong quá trình sản xuất và sử dụng có khả năng tái chế, tái sử dụng; các vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường; xốp cách nhiệt; tấm lợp sinh thái; gạch bê tông nhẹ, kính tiết kiệm năng lượng Low – E, tấm ốp đất sét nung, ngói tráng men; gỗ ốp tường xanh; xi măng xanh; gạch ốp lát tái chế; các vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường có tiềm năng sử dụng lớn trong các công trình xây dựng.
Một số Giải pháp và định hướng cần triển khai trong thời gian tới bao gồm: Cần có lộ trình thực hiện và nguồn thực hiện. Tổ chức quản lý và thực hiện: Bộ Xây dựng chỉ đạo công tác soát xét và xây dựng mới tiêu chuẩn lĩnh vực VLXD và phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để đảm bảo thực hiện đúng phương án; Xã hội hoá công tác xây dựng tiêu chuẩn: Tăng cường nguồn kinh phí XD TC từ các Doanh nghiệp SX, các tổ chức quốc tế,…; Đào tạo, phổ biến áp dụng tiêu chuẩn: Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn hàng năm cho cán bộ tham gia công tác biên soạn tiêu chuẩn; xây dựng chương trình hướng dẫn phổ biến, áp dụng TC dưới nhiều hình thức; Tăng cường công tác soát xét và xây dựng mới tiêu chuẩn mang tính đồng bộ và hội nhập với các TC quốc tế; Cần xây dựng TCVN cho một số loại vật liệu mới, vật liệu thân thiện môi trường.
Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu tham dự Hội thảo về các vấn đề liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại, chất lượng, sản phẩm hàng hoá vật liệu xây dựng. Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:
Thu Hằng