VIBM: Họp nghiệm thu Dự án Tiêu chuẩn “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia viên xây - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 1: Viên xây đất sét nung” và “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia viên xây - Phương pháp thử”

Ngày 31/08/2023 05:41
Ngày 30/8/2023, Hội đồng khoa học Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) đã họp đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở Dự thảo TCVN: “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia viên xây - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 1: Viên xây đất sét nung” Mã số: TC 36 - 22 do ThS. Nguyễn Minh Quỳnh trình bày và “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia viên xây - Phương pháp thử” (gồm 8 phần) Mã số: TC 35, 38, 39, 43, 45, 46, 47, 48 - 22 do KS. Nguyễn Thị Sen trình bày. PGS.TS. Lê Trung Thành - Chủ tịch Hội đồng - Viện trưởng VIBM chủ trì cuộc họp.

Chưa có ảnh

Tại buổi nghiệm thu, thay mặt nhóm dự án ThS. Nguyễn Minh Quỳnh đã báo cáo về tổng quan hệ thống tiêu chuẩn viên xây trên thế giới và tại Việt Nam, trong đó hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu (EN 771) đã được lựa chọn để làm căn cứ chính để xây dựng Dự thảo bộ tiêu chuẩn TCVN... Viên xây theo định hướng mới. Theo EN 771, Bộ tiêu chuẩn “Viên xây - Yêu cầu kỹ thuật”, gồm 06 phần; và “Viên xây - Phương pháp thử”, gồm 19 phần. Giai đoạn đầu, sẽ xây dựng 01 phần Yêu cầu kỹ thuật đối với viên xây đất sét nung và 08 phần Phương pháp thử. Dự thảo “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia viên xây - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 1: Viên xây đất sét nung” xây dựng trên cơ sở EN 771 -1. Trong quá trình biên soạn, dự thảo tiêu chuẩn có tham chiếu đến TCVN 1450, TCVN 1451 và kết hợp với thử nghiệm kiểm chứng. Vì vậy, nội dung dự thảo tiêu chuẩn vừa đảm bảo được tính hài hòa, hội nhập vừa phù hợp với Việt Nam và cũng đảm bảo được căn cứ về mặt khoa học.

Cũng trong buổi họp nghiệm thu, KS. Nguyễn Thị Sen thay mặt nhóm dự án đã báo cáo Dự thảo tiêu chuẩn “Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia viên xây - Phương pháp thử” với 8 phần bao gồm: Phần 1: Xác định cường độ nén; Phần 6: Xác định cường độ kéo khi uốn của viên xây bê tông cốt liệu; Phần 7: Xác định độ hút nước của viên xây đất sét nung cho hàng xây chống ẩm bằng phương pháp đun sôi; Phần 9: Xác định thể tích, độ rỗng và  thể tích thực của viên xây đất sét nung và canxi silicat bằng phương pháp rót cát; Phần 13: Xác định khối thể tích khô thực và khối lượng thể tích khô tổng của viên xây; Phần 16: Xác định kích thước; Phần 20: Xác định độ phẳng mặt; Phần 21: Xác định độ hút nước của viên xây đất sét nung và viên xây canxi silicat theo phương pháp ngâm trong nước. Các tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn EN 772, có xem xét sự phù hợp với điều kiện thử nghiệm ở Việt Nam thông qua các kết quả thử nghiệm các mẫu thử nên đảm bảo luận cứ khoa học và thực tiễn. Các phương pháp thử hoàn toàn có thể thực hiện được và phù hợp với điều kiện trong nước. Cách trình bày, bố cục và thuật ngữ của bản dự thảo tiêu chuẩn hợp lý, khoa học, vừa tiếp cận được các tiêu chuẩn quốc tế, vừa thuận tiện cho người sử dụng và phù hợp với quy định

Bộ tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cho viên xây theo định hướng mới sẽ giúp hoàn thiện sự khác biệt giữa TCVN hiện hành và các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan vì hiện nay hệ thống TCVN chưa có tiêu chuẩn cho viên xây đá nhân tạo và viên xây đá tự nhiên; các TCVN về viên xây cũng chưa quy định các chỉ tiêu kỹ thuật và phương pháp thử về độ bền băng giá, đặc tính nhiệt, tốc độ hút nước ban đầu, hàm lượng muối hòa tan hoạt tính, hệ số giãn nở ẩm, phản ứng cháy, độ thấm hơi nước, cường độ liên kết,…

Hội đồng KHCN VIBM đã thảo luận, phản biện, góp ý, đưa ra các ý kiến nhận xét tích cực, đánh giá cao kết quả nghiên cứu, biên soạn các dự thảo tiêu chuẩn và thống nhất nghiệm các nhiệm vụ. Hội đồng yêu cầu nhóm thực hiện dự án tiếp tục hoàn thiện báo cáo theo góp ý của Hội đồng để trình Bộ Xây dựng nghiệm thu theo quy định.

Một số hình ảnh khác tại buổi họp nghiệm thu:



Thu Hằng

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?
OK  Kết quả