Ứng dụng công nghệ Shotcat trong thi công và sửa chữa các lò công nghiệp

Ngày 05/09/2007 01:47

Hiện nay ở nước ta nhu cầu và quy mô sử dụng Bê tông chịu lửa ít xi măng (BTCL ít XM), siêu ít XM đang tăng nhanh theo tốc độ đầu tư phát triển của các ngành xi măng, luyện cán thép, nhiệt điện… Hàng năm nhu cầu sửa chữa thay thế hàng năm khoảng 5000 - 6000 tấn /năm, dự kiến đến năm 2010 tăng gấp đôi đến năm 2010.

Để thi công sửa chữa lò các nhà máy vẫn sử dụng phương pháp đầm rung để thi công BTCN ít XM và siêu ít XM vào lò. Phương pháp này thường kéo dài gây thiệt hại không nhỏ trong sản xuất. Nắm bắt được xu thế phát triển mới trong lĩnh vực này.Viện Vật liệu xây dựng đã đề xuất và được Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ thực hiện đề tài R-D cấp Bộ: “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Shotcat trong thi công và sửa chữa các lò công nghiệp”. Đề tài này kế thừa các kết quả của đề tài độc lập cấp Nhà nước “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất bê tông chịu lửa cao cấp cho công nghiệp xi măng (1977-1999) và Dự án sản xuất thử nghiệm thuộc Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước KC – 06 “ Hoàn thiện công nghệ sản xuất BTCL ít xi măng sử dụng cho công nghiệp xi măng và luyện thép” (2001-2003) do Viện Vật liệu xây dựng thực hiện.Qua hai công trình trên Viện đã làm chủ công nghệ sản xuất BTCL ít XM, siêu ít XM, hiện nay đang cung cấp cho thị trường trong nước.

Nội dung đề tài mới này là nghiên cứu điều chỉnh thành phần BTCL ít XM tương thích với công nghệ thi công công và nghiên cứu thiết lập các thông số công nghệ thi công Bơm phun. Đến nay đề tài đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu, thử nghiệm thành công vào lò xi măng. Kết quả này có thể coi là bước đầu đi vào công nghệ Bơm phun, thi công BTCL.

Trong thời gian tới Viện sẽ tiếp tục hoàn thiện công nghệ để đưa vào ứng dụng rộng rãi trong thi công vật liệu chịu lửa cho các lò công nghiệp.

 

 

 

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?
OK  Kết quả