VIBM: Hội thảo “Năng lực, chất lượng và lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 lĩnh vực xi măng và kính xây dựng"

Ngày 26/12/2020 01:34
Ngày 24/12/2020, Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) phối hợp Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức hội thảo “Năng lực, chất lượng và lợi thế cạnh tranh các doanh nghiệp vật liệu xây dựng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 lĩnh vực xi măng và kính xây dựng”. Hội thảo thu hút nhiều chuyên gia trong ngành xây dựng cùng những người quan tâm.

Chưa có ảnh

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư 4.0 sử dụng các công cụ dữ liệu lớn, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật sẽ can thiệp mạnh mẽ vào quá trình công nghệ sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm nhân công và nâng cao chất lượng sản phẩm vật liệu xây dung (VLXD). Chính vì vậy hội thảo được tổ chức nhằm xem xét đánh giá năng lực, chất lượng cũng như lợi thế của các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt ở 2 lĩnh vực là xi măng và kính xây dựng.

Tại hội thảo ThS. Lê Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược phát triển VLXD đã trình bày về “Xu thế phát triển ngành VLXD trên thế giới trong bối cảnh CMCN 4.0. Ông cũng cho biết thêm các nhà máy sẽ được số hóa và ứng dụng các thành tựu từ cuộc CMCN 4.0, áp dụng rộng rãi những tiến bộ của Công nghệ thông tin và truyền thông ICT (information & communications technology, điện toán đám mây (cloud), công nghệ thực tế ảo IoT ( internet of Things)… vào hoạt động sản xuất sẽ làm mờ đi ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ thống sản xuất không gian mạng CPPS (cyber-physical production system).

Tiếp đến PGS.TS. Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo sau Đại học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã đưa ra “Thực trang và giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất xi măng, kính xây dựng ở Việt Nam”. Bài thuyết trình đã đưa ra các giải pháp như: ban hành các cơ chế khuyến khích đầu tư sản xuất VLXD sử dụng công nghệ hiện đại, chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao năng lực chế tạo cơ khí trong nước, nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý môi trường.

Công ty Thyssenkrupp Industrial Solutions (Việt Nam) trình bày tham luận về "Giải pháp số hóa cho các nhà máy xi măng". Đây là giải pháp đưa công nghệ kỹ thuật số vào sản xuất cho cả dây chuyền mới đầu tư và dây chuyền cải tạo đang vận hành nhằm hướng tới mục tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Đại diện Hội VLXD, Hiệp hội Xi măng Việt Nam, Hiệp hội Kính & Thủy tinh Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin & Kinh tế số và một số doanh nghiệp,…đã phát biểu tham luận về giải pháp để nâng cao năng lực, năng suất, chất lượng và lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp VLXD ở Việt Nam, lĩnh vực sản xuất xi măng và kính xây dựng; Nhận diện những khó khăn, bất cập tác động tới sự vận hành của các doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN4.0; Thảo luận giải pháp chính sách nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp VLXD Việt Nam trong bối cảnh mới.

Một số hình ảnh tại hội thảo:




Nam Nguyễn

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?
OK  Kết quả