VIBM: Nghiệm thu dự thảo tiêu chuẩn quốc gia “sơn và véc ni – phương pháp xác đỊnh hàm lượng kim loại “hòa tan””

Ngày 25/12/2019 09:56
Ngày25/11/2019 Hội đồng Khoa học kỹ thuật Viện Vật liệu xây dựng (VIBM) họp nghiệm thu dự thảo tiêu chuẩn quốc gia “Sơn và véc ni – Phương pháp xác định hàm lượng kim loại “hòa tan” do ThS. Trịnh Thị Hằng làm chủ nhiệm dự án. ThS. Nguyễn Văn Huynh, Phó Viện trưởng VIBM làm Chủ tịch Hội đồng với sự tham gia của các chuyên gia đến từ bộ môn Hóa phân tích trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm KHCNVN), Vụ KH&CN Môi trường Bộ Xây dựng.

Có thể nói, sự phát triển nhanh chóng về công nghệ và nhu cầu đa dạng của xã hội những năm gần đây đã tạo ra sự thay đổi lớn cho ngành Sơn Việt Nam và thế giới.Để kiểm soát chất lượng của các sản phẩm sơn, hiện nay hệ thống TCVN đã ban hành khá đầy đủ các tiêu chuẩn đưa ra các phương pháp thử cũng như yêu cầu kỹ thuật đối với từng loại sản phẩm sơn.

Trong quá trình chế tạo sơn sẽ cũng có các loại bột độn, bột màu do vậy trong sơn luôn chứa hàm lượng các kim loại nặng. Tùy thuộc vào loại bột độn, bột màu sử dụng mà hàm lượng kim loại nặng trong sơn khác nhau, một trong những chất có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Các sản phẩm sơn được dán nhãn xanh đều có mức giới hạn hàm lượng kim loại nặng và hàm lượng VOC. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại trong hệ thống TCVN chưa có tiêu chuẩn nào đưa ra phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng trong sơn.

Để kiểm soát hàm lượng kim loại trong sơn, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, việc xây dựng một bộ tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng là rất cần thiết. Bộ TCVN về phương pháp xác định hàm lượng kim loại năng trong sơn được xây dựng dựa trên Bộ Tiêu chuẩn ISO, gồm 7 phần tương ứng với các phương pháp xác định hàm lượng của 7 kim loại nặng thường có trong sơn, bao gồm: Pb, Sb, Ba, Cd, Hg, Cr hexavalent và Cr tổng.

Tại buổi họp, nhóm dự án đã trình bày toàn bộ 7 phần của Bộ Tiêu chuẩn và nêu rõ các phương pháp xác định hàm lượng từng kim loại nặng bao gồm phạm vi áp dụng cũng như nguyên tắc kỹ thuật khi thực hiện. Bộ TCVN “Sơn và véc ni – Phương pháp xác định hàm lượng kim loại “hòa tan”” khuyến khích các cơ sở, nhà máy sản xuất và các đơn vị xuất nhập khẩu trong và ngoài nước áp dụng.

Sau khi thảo luận, Hội đồng KHKT Viện VLXD nhất trí thông qua báo cáo dự thảo tiêu chuẩn trên cơ sở chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo theo các góp ý của Hội đồng  và tiếp tục lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, tổ chức trên website của Viện VLXD và để trình Bộ Xây dựng nghiệm thu theo quy định. 

VLXD

Thăm dò ý kiến

Lĩnh vực nào bạn quan tâm nhiều nhất trên website?
OK  Kết quả